• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
…

...

cuộc sống là phải luôn khám phá.

  • Home
  • Music Box
  • Các trang web hay
  • Giới thiệu
  • Liên kết website
Bạn đang ở đây:Trang chủ / News / Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian

17/02/2020 tác giả: Mạnh Hùng 2 Bình luận

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian 1

Raspbian là hệ điều hành được hỗ trợ chính thức của Raspberry Pi Foundation. Phiên bản mới nhất hiện tại là Raspbian Buster (01/2020).

Raspbian được cài đặt sẵn rất nhiều phần mềm cho giáo dục, lập trình và rất nhiều mục đích khác. Nó có sẵn Python, Scratch, Sonic Pi, Java và nhiều thứ hơn nữa.

Bạn có thể tải xuống từ trang web chính thức:

Raspbian

Nếu bạn là người dùng mới thì chọn Raspbian Buster with desktop and recommended software hay Raspbian Buster with desktop đều được, chỉ khác nhau về phần mềm cài sẵn (có thể tải về sau)

Cài đặt hệ điều hành:

Dưới đây sẽ giải thích cách cài đặt file ảnh hệ điều hành Raspberry Pi trên thẻ SD. Bạn sẽ cần một máy tính (chạy Windows, Linux…) có đầu đọc thẻ SD để cài đặt.

Bạn sẽ cần sử dụng một công cụ ghi file ảnh hệ điều hành để chép file ảnh bạn đã tải xuống trên thẻ SD.

Thẻ nhớ microSD được yêu cầu có dung lượng tối thiểu 8 GB.

BalenaEtcher là một công cụ ghi thẻ SD với giao diện đồ họa hoạt động trên Mac OS, Linux và Windows và là tùy chọn dễ nhất cho hầu hết người dùng. balenaEtcher cũng hỗ trợ ghi file ảnh trực tiếp từ tệp .img or .zip mà không cần phải giải nén. Để ghi file ảnh của bạn với balenaEtcher:

  • Tải phiên bản mới nhất tại balenaEtcher và cài đặt.
  • Kết nối đầu đọc thẻ SD với thẻ SD bên trong.
  • Mở balenaEtcher lên và chọn từ ổ cứng của bạn file ảnh Raspberry Pi dạng .img hay .zip tùy bạn, để ghi lên the SD card.
  • Chọn thẻ SD mà bạn muốn ghi file ảnh lên.
  • Kiểm tra lại cho kỹ (đường dẫn đến file ảnh và ổ đĩa) và nhấn Flash!để bắt đầu tiến trình ghi dữ liệu lên SD card.
balena__etcher_pi4

Tiếp theo, chúng ta gắn SD card vào máy Raspberry Pi 4 theo hình minh họa sau: (chú ý gắn đúng chiều như hình nhé)

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian 2

Đối với Raspberry Pi 4 thì có hai cổng micro HDMI, cho phép bạn có thể kết nối đến hai màn hình cùng lúc. Bạn cần cáp micro-HDMI-HDMI hoặc cáp HDMI-HDMI tiêu chuẩn cộng với bộ chuyển đổi HDMI sang HDMI, để kết nối Raspberry Pi 4 với màn hình.

Về nguồn cấp cho Raspberry Pi 4, bạn cần ít nhất 3.0 amps cho Raspberry Pi 4.

power-supply-pi

Tiếp theo là kết nối Raspberry Pi 4 với chuột, bàn phím, màn hình, và cắm cáp mạng LAN vào cổng Ethernet (hoặc có thể kế nối Wireless sau).

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian 3

Raspberry Pi của bạn không có công tắc nguồn: ngay khi bạn kết nối nó với ổ cắm điện, nó sẽ bật lên.

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian 4

Bạn sẽ thấy đèn LED màu đỏ sáng lên trên Raspberry Pi, cho biết Raspberry Pi được kết nối với nguồn điện. Khi nó khởi động (cái này còn được gọi là booting), bạn sẽ thấy bốn quả mâm xôi xuất hiện ở góc trên bên trái màn hình của bạn.

Sau vài giây, giao diện Raspbian Desktop sẽ xuất hiện.

Khi bạn khởi động Raspberry Pi lần đầu tiên, ứng dụng Chào mừng bạn đến với Raspberry Pi sẽ bật lên và hướng dẫn bạn cài đặt ban đầu. Nhấn Next để bắt đầu thiết lập.

Chọn Country (Quốc gia), Language (Ngôn ngữ) và Timezone (Múi giờ) của bạn, sau đó nhấp vào Next một lần nữa.

Nhập mật khẩu mới cho Raspberry Pi của bạn và nhấp vào Next.

Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian 5

Nhấn Next để trình hướng dẫn kiểm tra các bản cập nhật cho Raspbian và cài đặt chúng (việc này có thể mất một chút thời gian).

Click Done hay Reboot để hoàn tất việc cài đặt.

Kiểm tra máy Raspberry Pi 4 :

Việc đầu tiên có thể là kiểm tra xem nhiệt độ máy có ổn không. Mở Terminal lên, và trong Terminal gõ lệnh sau:

vcgencmd measure_temp
raspi4_raspbian2

Để chụp màn hình như trên thì bạn dùng công cụ Scrot:

sudo apt-get install scrot
scrot

Ảnh Screenshot mặc định lưu trong thư mục home/pi

Để kiểm tra dung lượng RAM, bạn có thể dùng công cụ System Monitor có sẵn:

raspi4_raspbian3

Ví dụ như trên thì đây là bản Raspberry Pi 4 có 4 GB bộ nhớ RAM .

Nếu bạn thấy trên màn hình có xuất hiện biểu tượng under_volt thì có nghĩa là hệ thống Raspberry Pi của bạn không được cấp đủ điện (có thể do bộ nguồn không chuẩn), cần kiểm tra lại ngay. Việc thiếu điện có thể làm hệ điều hành bị trục trặc trong quá trình hoạt động dẫn đến mất dữ liệu, thậm chí ảnh hưởng đến phần cứng.

Đèn LED nguồn màu đỏ nên luôn luôn sáng. Nếu nó tắt hoặc nhấp nháy, thì nguồn của bạn là không đủ điện cho Raspberry Pi.

Đến đây thì là kết thúc phần cài đặt hệ điều hành Raspbian cho máy tính Raspberry Pi 4. Bạn có thể xem tiếp các bài viết tiếp theo về chủ đề Raspberry Pi:

Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng

Reader Interactions

Trackbacks

  1. Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng - ... viết:
    19/02/2020 lúc 4:12 chiều

    […] phần trước đã giới thiệu về cách cài đặt hệ điều hành Raspbian đơn giản nhất, bây giờ trong quá trình sử dụng thì chắc chắn chúng ta sẽ […]

    Trả lời
  2. Cách thiết lập để cho phép ghi ở phân vùng ext4 (Ubuntu/Linux Mint) - ... viết:
    19/10/2021 lúc 9:43 chiều

    […] hành Linux thuộc họ Debian là Ubuntu, cũng như các biến thể khác như Linux Mint, Raspbian … Đối với các hệ điều hành Linux thuộc họ khác thì cấu trúc lệnh có […]

    Trả lời

Để lại bình luận: Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • fun
  • IT
  • News
  • testing

python

Python Basic: Getting to Python (part 4)

In short, Lists are used to store multiple items in a single variable, they are convenient data structures for representing a sequence of data. In that regard, a list is similar to a string, except a string can hold only characters, however, a list can hold any Python object.

python

Python Basic: Getting to Python (part 3)

Python Functions: (user-defined or from libraries) function is a block of code which only runs when it is called, to do a complete job (module), is named, and can be called to execute multiple times at many places in the program. What happens if you don’t use function? What I can think about is repetitive works, hard to debug, hard to expand the whole code, so usually when working on a large project you need to split your code into many small modules.

Tạo một website dễ dàng với Hugo

Hôm nay chúng ta cùng thử generate 1 website với Hugo, theo như lời giới thiệu ở trang chủ “The world’s fastest framework for building websites.”

Steam_logo

DMCA.com Protection Status

Copyright ©2022 · pquan.info - All Rights Reserved ·