• Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
…

...

cuộc sống là phải luôn khám phá.

  • Home
  • Music Box
  • Các trang web hay
  • Giới thiệu
  • Liên kết website
Bạn đang ở đây:Trang chủ / News / Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng (phần 1)

Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng (phần 1)

19/02/2020 tác giả: Mạnh Hùng 3 Bình luận

Raspberry Pi

Ở phần trước đã giới thiệu về cách cài đặt hệ điều hành Raspbian đơn giản nhất, bây giờ trong quá trình sử dụng thì chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết để máy vận hành được hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ ghi lại cách giải quyết một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Tôi cũng sẽ cập nhật thêm nội dung mới cho các bài viết này trong quá trình tôi sử dụng và tìm hiểu về máy Raspberry Pi 4.

Mục lục

  • Phục hồi mật khẩu cho Raspbian
  • Gán địa chỉ IP cố định cho Raspberry Pi
    • Bắt đầu
    • Các tùy chỉnh trong Network Settings:
  • Sử dụng thiết bị iOS làm màn hình cho Raspberry Pi

Phục hồi mật khẩu cho Raspbian

Bạn đang muốn kết nối với máy Raspberry Pi 4 theo chế độ headless (không cần cắm màn hình) chẳng hạn như bằng SSH hay VNC, nhưng lại quên mất mật khẩu.

Nếu quên password thì cũng đừng vội lo lắng, giả sử trong trường hợp bạn vẫn còn truy cập được vào máy Pi bằng cách cắm cáp HDMI vào màn hình như bình thường. Khi cắm điện vào thì nếu chưa chỉnh gì, Raspberry Pi sẽ tự đăng nhập theo chế độ Auto-login tự động.

Bạn mở Terminal lên và gõ lệnh sau:

sudo passwd pi

Sau đó bạn chỉ cần nhập lại password mới là xong. Ở đây pi là username quản trị mặc định của hệ điều hành.

Gán địa chỉ IP cố định cho Raspberry Pi

Bắt đầu

Trong hệ thống mạng nội bộ ở nhà bạn, có rất nhiều thiết bị truy cập internet cùng lúc, và router sẽ tự động cấp phát IP cho từng thiết bị. Mỗi lần khởi động lại máy Raspberry Pi thì địa chỉ IP sẽ bị thay đổi, cho nên nếu bạn không thích phiền phức trong việc dò lại IP của Ras Pi sau mỗi lần như vậy, thì cần gán địa chỉ IP cố định cho máy.

Trong cửa sổ Terminal hãy gõ lệnh sau:

netstat –nr

Chú ý phần Default Gateway trong giá trị trả về. Ví dụ như của tôi là 192.168.1.1

Có giá trị Default Gateway rồi, bạn sẽ cần danh sách các địa chỉ DNS (Domain Name System). Có nhiều cách để tìm danh sách này, ví dụ như bạn có thể dùng lệnh:

cat /etc/resolv.conf

Trong kết quả trả về, chú ý phần:

nameserver 203.113.188.1
nameserver 203.113.131.3

Ghi chú lại các địa chỉ DNS này. Trong trường hợp của tôi, thì là hai DNS: 203.113.188.1 và 203.113.131.3

Các tùy chỉnh trong Network Settings:

Bây giờ chúng ta sẽ thiết lập trong Network Settings. Để làm việc này bạn sẽ chỉnh sửa file dhccpcd.conf. Ở đây thì dhcpcd là một DHCP Client để điều khiển hệ thống làm việc được trên mạng. Trong Terminal bạn gõ lệnh sau và nhấn Enter:

sudo nano /etc/dhcpcd.conf 

Trong file này bạn sẽ thấy vài đoạn mã đã có sẵn.

Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng (phần 1) 1

Bạn không cần quan tâm mà hãy kéo xuống dưới cùng, đừng chỉnh sửa gì những đoạn mã hiện hữu (Kể cả nó đang ở dạng ghi chú, bắt đầu với #), rồi gõ vào đoạn mã sau:

interface eth0
static ip_address=192.168.1.43/24
static routers=192.168.1.1
static domain_name_servers=203.113.188.1 203.113.131.3 8.8.8.8 1.1.1.1
static domain_search=

interface wlan0
static ip_address=192.168.1.44/24
static routers=192.168.1.1
static domain_name_servers=203.113.188.1 203.113.131.3 8.8.8.8 1.1.1.1
static domain_search=

Các địa chỉ IP tôi nhập vào lần lượt là 192.168.1.43 cho eth0 (mạng Ethernet) và 192.168.1.44 cho wlan0 (mạng wireless) trong mục static ip_address Nên lấy khoảng IP xa chẳng hạn như x.x.x.43 hay x.x.x.44 để tránh việc xung đột với IP cấp phát cho thiết bị khác từ DHCP của Router. Phần địa chỉ DNS như đã đề cập ở trên bạn nhập ở mục static domain_name_servers.

Nhấn Ctrl+O để lưu lại và Ctrl+X để thoát ra.

Sau đó file sẽ có dạng như sau:

Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề trong lúc sử dụng (phần 1) 2

Sau khi lưu lại file, thì khởi động máy lại để các thiết lập có hiệu lực nhé.

sudo reboot

Sau khi máy đã khởi động xong, nếu bạn vào internet được bình thường thì xem như cài đặt thành công. Bạn có thể kiểm tra lại cấu hình mạng bằng nhiều cách. Trong Terminal bạn gõ lệnh:

ifconfig
raspi4_raspbian6

Trong cửa sổ hiện ra, bạn kiểm tra lại các thông số như địa chỉ IP, thấy trùng khớp với thông số bạn đã nhập vào lúc nãy là được.

Bạn có thể dùng lệnh:

sudo ping www.google.com 

để ping thử một trang web như google.com, nhằm kiểm tra mạng hoạt động bình thường hay không. Để thoát khỏi ping, nhấn Ctrl+C.

Sử dụng thiết bị iOS làm màn hình cho Raspberry Pi

(còn tiếp)

access point aplayer cmder games HG8045A Huawei hugo keepassXC linux linux mint mathjax modding networking programming pycharm python Raspberry Pi Raspbian rclone skyrim software steam terminal tutorial ubuntu web webapp windows wordpress

Reader Interactions

Bình luận

  1. Alex says

    10/04/2020 at 2:38 sáng

    Hi! Do you know if they make any plugins to assist with SEO?
    I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m not
    seeing very good gains. If you know of any please share.
    Thanks!

    Trả lời
    • foxdie says

      12/04/2020 at 6:50 chiều

      RankMath is a good free plugin, you may try it.

      Trả lời

Trackbacks

  1. Raspberry Pi 4: Cài đặt hệ điều hành Raspbian - ... viết:
    19/02/2020 lúc 12:08 chiều

    […] Raspberry Pi 4: Hãy cùng tìm hiểu […]

    Trả lời

Để lại bình luận: Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Chuyên mục

  • fun
  • IT
  • News
  • testing

python

Python Basic: Getting to Python (part 4)

In short, Lists are used to store multiple items in a single variable, they are convenient data structures for representing a sequence of data. In that regard, a list is similar to a string, except a string can hold only characters, however, a list can hold any Python object.

python

Python Basic: Getting to Python (part 3)

Python Functions: (user-defined or from libraries) function is a block of code which only runs when it is called, to do a complete job (module), is named, and can be called to execute multiple times at many places in the program. What happens if you don’t use function? What I can think about is repetitive works, hard to debug, hard to expand the whole code, so usually when working on a large project you need to split your code into many small modules.

Tạo một website dễ dàng với Hugo

Hôm nay chúng ta cùng thử generate 1 website với Hugo, theo như lời giới thiệu ở trang chủ “The world’s fastest framework for building websites.”

Steam_logo

DMCA.com Protection Status

Copyright ©2022 · pquan.info - All Rights Reserved ·